Bạn nên làm gì khi bước chân vào ngành công nghệ hoá học?

Không chỉ vậy, một nhà giáo đa năng còn có thể kiêm luôn cả vị trí của nhà kỹ thuật hay nhà tư vấn quản lý, chuyển giao công nghệ.


Nhà nghiên cứu hoá học

Liên tục tìm tòi, tạo ra những sản phẩm hóa học mới với những tính năng mới, hợp chất hữu cơ hay vô cơ mới, các công nghệ sản xuất mới v.v… là công việc của nhà khoa học trong lĩnh vực Công nghệ hóa học. Đây là một ngành khoa học rộng lớn nên có chiều hướng phát triển khác nhau cho những người hoạt động trong ngành này.

Bạn có thể chọn một trong số 103 nguyên tố hóa học đã được biết đến để cống hiến cả cuộc đời mình cho nó.

Cho đến nay, loài người đã phát minh ra hàng triệu hợp chất vô cơ và trên 10 triệu hợp chất hữu cơ. Bạn có thể nghiên cứu để điều chế thêm các hợp chất mới. Thậm chí, bạn có thể tìm ra một nguyên tố mới, ghi tên mình vào lịch sử ngành Công nghệ hóa học của nhân loại. Tất nhiên, một thành tựu lớn như vậy không dễ đạt được, và không phải nhà khoa học nào trong lĩnh vực này cũng có được niềm vinh quang ấy. Nhưng bạn hoàn toàn có quyền ước mơ và phấn đấu vì nó. Và hãy tin rằng, những cống hiến của bạn sẽ thực sự hữu ích cho cuộc sống chung của cộng đồng.

Hay đơn giản hơn, bạn hãy nghiên cứu để giải thích xem tại sao gừng lại cay và muối lại mặn? Cơ chế nào tạo nên cảm giác đó? Hóa chất nào điều khiển các hành vi tương ứng của chúng ta? Thí dụ như tức giận và e thẹn thì mặt đều đỏ; nhưng để điều khiển các hành vi ấy có phải cùng một loại hóa chất không?

Loài người đã có vô vàn công nghệ sản xuất các hóa phẩm khác nhau. Nhưng khoa học kỹ thuật vẫn liên tục phát triển, những công nghệ mới nối tiếp nhau ra đời, thay thế và phủ định công nghệ cũ.

Chọn con đường trở thành nhà khoa học nghĩa là bạn chọn cuộc sống gắn với các thư viện, phòng thí nghiệm, thiết bị mô phỏng, mô hình sản xuất thử nghiệm và những bộ máy tính có hiệu năng cao v.v…

Những thí nghiệm, phản ứng hóa học thực ra rất đơn giản, gần gũi và ai cũng có thể thực hiện được, chỉ là ở những mức độ khác nhau thôi.

Chẳng hạn như việc bạn ninh đỗ đen. Thường phải mất đến ba bốn tiếng đồng hồ ấy chứ! Nhưng nếu bạn bỏ vào đó một nhúm thuốc muối (một nhúm nhỏ thôi nhé!), thì hai mươi phút sau, đỗ đen đã được rồi.

Vậy là bạn đã thực hiện một quy trình phân hủy những chất bảo vệ trên vỏ hạt đỗ. Thuốc muối có chứa nhóm HCO3 có thể phá hủy lớp vỏ bên ngoài hạt đỗ và làm trương tinh bột bên trong. Kết quả là chúng ta có món đỗ đen hầm nhừ!

2
Nhà kỹ thuật hoá học

Đây là nhân vật quan trọng. Nếu không có anh ta thì những ý tưởng tuyệt vời, những công nghệ đã được tính toán hoàn chỉnh trên giấy của các nhà khoa học sẽ không bao giờ trở thành hiện thực. Điều này cũng có nghĩa là sẽ không có sản phẩm nào cả.

Nhà kỹ thuật là cầu nối biến các nghiên cứu công nghệ trong phòng thí nghiệm thành những dây chuyền sản xuất trong các nhà máy, xí nghiệp để làm ra các sản phẩm chúng ta vẫn dùng hàng ngày.

Vậy công việc cụ thể của nhà kỹ thuật là gì?

Anh ta sẽ phải làm việc với các bản vẽ, các phản ứng và tính toán, từ những khối thiết bị cồng kềnh đến những thiết bị chỉ nhỏ bằng cái quản bút. Tất cả phải sắp xếp một cách chính xác, chắc chắn và an toàn, để chỉ cần nhấn nút điều khiển, cả dây chuyền sản xuất sẽ hoạt động nhịp nhàng, đầu này là những cây mía đưa từ đồng ruộng về còn đầu kia là những hộp đường trắng tinh và ngọt lịm.

3
Trở thành kỹ sư điều hành trong các nhà máy

Trở thành một kỹ sư điều hành nghĩa là bạn sẽ làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp, điều khiển và giám sát hoạt động của một hay một số dây chuyền sản xuất. Trong tay bạn là cuốn sổ và cây bút.

Hoạt động và hiệu quả dây chuyền sản xuất phụ thuộc vào năng lực làm việc của bạn. Chỉ một điều chỉnh nhỏ cũng có thể ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Nhiều khi một con số hay dấu phẩy trên cuốn sổ của người kỹ sư cũng có giá trị hàng triệu, thậm chí hàng tỉ đồng.

So với người thiết kế ra công nghệ mà bạn đang điều hành thì bạn luôn luôn là người đi sau, được đào tạo tốt hơn, được cập nhật các kiến thức mới hơn.

Bởi vậy, người kỹ sư điều hành giỏi giang là người luôn có đầu óc tìm tòi và cải tiến. Bạn hãy tìm hiểu xem mình có thể cải tiến gì thêm để chất lượng sản phẩm tốt hơn, giá thành rẻ hơn và thân thiện với môi trường hơn.

Bạn cũng cần nhớ rằng sự phát triển của Công nghệ hóa học là sự phát triển đi lên đồng thời trong tác động tương hỗ lẫn nhau giữa phương pháp sản xuất và thiết bị sản xuất hóa học. Vậy nên trên cơ sở của các thiết bị sản xuất hiện hành, bạn hoàn toàn có thể xây dựng một phương pháp sản xuất mới hiệu quả hơn. Đây là những chuyện vẫn xảy ra thường xuyên trong ngành.

Chính những khám phá, tìm tòi không ngừng ấy khiến bạn chẳng bao giờ cảm thấy công việc của mình nhàm chán, dù bạn là nhà khoa học, nhà kỹ thuật hay kỹ sư vận hành dây chuyền sản xuất.

4
Một nhà tư vấn quản lý hay chuyển giao công nghệ

Bạn đã sở hữu một khối lượng kiến thức khá đầy đủ về Công nghệ hóa học sau khi hoàn thành chương trình đào tạo ở trường. Cộng thêm một thời gian hoạt động thực tế, học hỏi kinh nghiệm, bạn có khả năng trở thành nhà tư vấn về quản lý hay nhà chuyển giao công nghệ cho các cơ sở sản xuất sử dụng những dây chuyền Công nghệ hóa học.

Hiện nay, nước ta phải nhập khẩu rất nhiều dây chuyền công nghệ sản xuất các hóa phẩm, từ xi măng, đường mía đến các phụ gia thực phẩm như mỳ chính, bột nêm rồi hóa chất công nghiệp, hóa chất tinh khiết, hóa mỹ phẩm, hóa phẩm tẩy rửa (bột giặt), hóa dược phẩm v.v…

Khi chúng ta chưa tự mình sáng tạo ra được nhiều công nghệ cần thiết thì ít nhất phải hiểu được và làm chủ được các công nghệ đó. Có như thế ta mới chủ động nhận chuyển giao hay thay mặt cho các công ty nước ngoài chuyển giao công nghệ cho các công ty trong nước.

Không chỉ vậy, với kiến thức và kinh nghiệm của mình, bạn cũng có thể tư vấn cho các nhà nhập khẩu, các công ty và cả Nhà nước trong việc lựa chọn nhập khẩu những dây chuyền nào phù hợp với thực tiễn hoạt động cũng như khả năng tài chính của chúng ta.

Trở thành nhà tư vấn quản lý hay chuyển giao công nghệ, bạn sẽ làm việc với các công ty cung cấp và công ty tiếp nhận công nghệ. Cao hơn nữa, bạn sẽ tư vấn cho Nhà nước về Công nghệ hóa học. Xung quanh bạn luôn là những hồ sơ thiết bị, công nghệ, các cuốn danh mục cũng như những máy móc, dây chuyền công nghệ mới tinh, sáng bóng mà bạn hiểu chúng như chính bản thân mình vậy.

5
Trở thành giáo viên ngành hoá học

Nếu bạn say mê Công nghệ hóa học mà lại có khả năng sư phạm và yêu thích công việc truyền đạt lại khối kiến thức khổng lồ cho các thế hệ đi sau, bạn có thể lựa chọn con đường của một nhà giáo.

Lúc này, bạn là cầu nối tri thức, trao kho tàng Công nghệ hóa học vào tay những người trẻ tuổi, để họ tiếp tục ứng dụng và phát triển chúng lên cao mãi. Hóa học vốn là những quá trình biến đổi không có giới hạn nên giảng dạy trong lĩnh vực này thật thú vị. Trở thành nhà giáo, bạn sẽ tìm thấy vị trí của mình trong các trường đại học, cao đẳng hay trung cấp có đào tạo về hóa học nói chung và Công nghệ hóa học nói riêng v.v…

Cũng như nhiều ngành khoa học khác, một nhà giáo trong ngành Công nghệ hóa học có thể đồng thời là nhà nghiên cứu. Các phòng thí nghiệm, trung tâm nghiên cứu của các trường đại học thường rất mạnh.

Không chỉ vậy, một nhà giáo đa năng còn có thể kiêm luôn cả vị trí của nhà kỹ thuật hay nhà tư vấn quản lý, chuyển giao công nghệ.

Related posts:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *