Nên chọn nghề trong ngành Y như thế nào?

Họ làm việc tại các trạm và đội vệ sinh phòng dịch từ tuyến Trung ương đến xã phường, thị trấn, Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Sốt rét ký sinh trùng, Vụ Vệ sinh phòng dịch, Cục quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm của Bộ Y tế v.v…

Lĩnh vực khám chữa bệnh

1
Bác sỹ

Bác sĩ giữ vai trò chủ lực trong khám chữa bệnh, giúp bệnh nhân ngăn ngừa bệnh từ sớm, chuẩn đoán bệnh, đưa ra các phương pháp điều trị. Bạn có thể trở thành: bác sĩ đa khoa, bác sĩ chuyên khoa, bác sĩ ngoại khoa hoặc bác sĩ sản phụ khoa v.v…

2
Bác sỹ đa khoa
Làm việc trong các bệnh viện đa khoa, các trạm y tế tổng hợp, bác sĩ đa khoa có kiến thức rộng về các lĩnh vực của y học, đóng vai trò bác sĩ khám chung cho cơ thể của bệnh nhân.

Tuỳ vào tình trạng sức khoẻ của từng bệnh nhân mà bác sĩ đa khoa có những lời khuyên thích đáng, kê đơn thuốc, yêu cầu làm các xét nghiệm cụ thể hoặc chuyển bệnh nhân tới gặp bác sĩ chuyên khoa.

3
Bác sỹ chuyên khoa

Bác sĩ chuyên khoa có chuyên môn sâu về một bộ phận nào đó trong cơ thể con người như các chuyên khoa: răng – hàm – mặt, tai – mũi – họng, mắt, chấn thương chỉnh hình, da liễu, tim mạch, tiêu hóa, nội tiết v.v… Ngoài ra, bác sĩ chuyên khoa cũng có thể chuyên về một lứa tuổi nào đấy như nhi khoa lão khoa. Họ làm việc tại các bệnh viện, phòng khám chuyên khoa.

4
Bác sỹ ngoại khoa

Công việc chủ yếu của bác sĩ ngoại khoa là tham gia phẫu thuật cơ thể bệnh nhân để cắt bỏ các ổ bệnh, chỉnh sửa, nối ghép các bộ phận bị thương tổn v.v… Công việc này đòi hỏi bạn phải là người có đôi bàn tay vàng, sức khoẻ tốt và một thần kinh thép với khả năng tập trung tuyệt vời. Bác sĩ ngoại khoa cũng thường chuyên về một lĩnh vực nào đấy, như bác sĩ ngoại khoa chuyên về phẫu thuật não, bác sĩ ngoại khoa chuyên về phẫu thuật tim v.v…

5
Bác sỹ sản phụ khoa

Công việc của bác sĩ sản phụ khoa là khám định kỳ và không định kỳ cho các sản phụ, tiến hành các nghiệp vụ kỹ thuật như siêu âm, xét nghiệm v.v… để theo dõi sức khỏe và sự phát triển của thai nhi, sớm phát hiện những dấu hiệu bất thường để có tư vấn hợp lý cho sản phụ v.v… Bác sĩ sản phụ khoa cũng là người tư vấn về chế độ dinh dưỡng và hoạt động hợp lý, phù hợp với đặc điểm cơ thể, sức khỏe, tinh thần… của sản phụ và thai nhi.

Ngoài ra, bác sĩ sản phụ khoa tham gia vào các công việc về kế hoạch hoá gia đình, giúp các sản phụ sinh nở v.v…

6
Bác sỹ thú y

Là người làm công việc chẩn đoán và chữa trị bệnh bằng nhiều phương pháp khác nhau cho các loại động vật. Ngoài ra, họ cũng tiến hành nghiên cứu và phòng chống sự lan rộng của dịch bệnh trên động vật, bảo vệ đời sống của các loại động vật, tránh lây lan cho con người.

Bác sĩ thú y thường làm việc trong các vườn thú, rừng quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, trong các đơn vị quản lý về y tế, các đơn vị quản lý về môi trường v.v… Ngoài ra, họ cũng có thể mở phòng khám của riêng mình, chuyên nhận bệnh nhân là những con “vật cưng” của các gia đình. Hiện nay, ở Việt Nam đã bắt đầu xuất hiện bệnh viện dành cho vật nuôi.

7
Y tá

Có nhiệm vụ chăm sóc bệnh nhân, thực hiện những y lệnh của bác sĩ đưa ra như: tiêm, truyền, cho bệnh nhân uống thuốc. Y tá thường xuyên theo dõi tình hình của bệnh nhân và báo cho bác sĩ các trường hợp khẩn cấp, xuất hiện biến chứng v.v…

8
Hộ lý

Bằng những biện pháp nghiệp vụ, người hộ lý dọn dẹp vệ sinh nói chung trong bệnh viện. Ngoài ra, hộ lý cũng có những hỗ trợ khi cần thiết cho các bác sĩ, y tá, bệnh nhân. Thông thường, cả y tá và hộ lý đều theo dõi tình hình sức khoẻ của bệnh nhân để báo cáo kịp thời cho bác sĩ. Hộ lý cũng được đào tạo các kiến thức cơ bản về y học.

9
Lĩnh vực y tế dự phòng

Đây là nơi chuyên làm nhiệm vụ cảnh báo và giúp người dân phòng tránh những loại bệnh tật có khả năng phát sinh trong tương lai gần. Công việc thường xuyên của họ là tham gia công tác tiêm chủng mở rộng trong cả nước, ở các trung tâm y tế dự phòng tại các tỉnh, huyện, hướng dẫn thực hành vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, vệ sinh dinh dưỡng v.v…

Họ làm việc tại các trạm và đội vệ sinh phòng dịch từ tuyến Trung ương đến xã phường, thị trấn, Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Sốt rét ký sinh trùng, Vụ Vệ sinh phòng dịch, Cục quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm của Bộ Y tế v.v…

10
Nhân viên y tế cộng đồng

Không trực tiếp làm công tác khám chữa bệnh nhưng nhân viên y tế cộng đồng cũng phải hiểu biết sâu sắc về các loại bệnh và các phương thuốc cứu chữa. Công việc của họ là dự đoán mô hình bệnh tật hoặc dự phòng bệnh tật, xây dựng các biện pháp ngăn chặn bệnh dịch, xây dựng kế hoạch tuyên truyền cho nhân dân những kiến thức về bệnh tật để mọi người cùng chung sức phòng chống bệnh tật tốt hơn.

11
Một số công tác khác trong ngành y

* Công tác nghiên cứu: Những căn bệnh nan y, sự xuất hiện của những bệnh dịch mới, nhu cầu chăm sóc sức khoẻ với chất lượng ngày càng cao của con người, tất cả đang chờ đợi những người làm công tác nghiên cứu tiếp tục nỗ lực để tìm ra những phương thuốc mới, cách phòng và chữa bệnh mới. Nhà nghiên cứu công tác tại: các viện nghiên cứu của ngành, các cơ sở đào tạo ngành y, các bệnh viện, tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ.

* Công tác đào tạo: giữ vai trò đào tạo nguồn nhân lực cho ngành, nhà sư phạm trong ngành y đòi hỏi phải có kiến thức chuyên sâu cả về lý thuyết lẫn thực hành.

* Công tác quản lý nhà nước về y tế: Các nhà quản lý, các chuyên viên làm việc tại Bộ y tế hay các Sở y tế của các tỉnh thành trong cả nước.

Related posts:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *