Bạn có nên chọn nghề phiên dịch hay không?

Những dịch giả giỏi không bao giờ sợ không có việc làm ngay cả khi đã đến cái tuổi “thất thập cổ lai hi”. Thậm chí, lúc ấy với kinh nghiệm lâu năm và kiến thức uyên bác của mình, họ còn được mọi người kính nể và tin tưởng hơn.

Bạn sẽ luôn được khám phá

Ngôn ngữ là tinh hoa của mỗi nền văn hóa. Bởi vậy, khi bạn hiểu biết, sử dụng thêm một ngôn ngữ nghĩa là bạn gần như đã khám phá thêm một nền văn hóa mới.

Thế giới sẽ trở nên gần gũi và thân thiết hơn khi bạn học thêm một ngôn ngữ mới. Như lời một vị cựu đại sứ Rumani ở Việt Nam, người am tường nhiều ngoại ngữ, trong đó có cả tiếng Hy Lạp cổ, tiếng La tinh, từng nói: “Biết thêm một ngoại ngữ là biết thêm một cuộc đời”.

2
Bạn giữ vai trò quan trọng

Có thể nhìn từ bên ngoài, bạn luôn là người đứng lặng lẽ phía sau, nhưng bất cứ phiên dịch viên yêu nghề nào cũng hiểu được vai trò quan trọng và trách nhiệm nặng nề của mình.

Sự bất đồng về ngôn ngữ dễ dẫn đến những điều không hay xảy ra trong các buổi hội nghị quốc tế, các cuộc họp song phương, đa phương. Thậm chí, chiến tranh cũng có thể nổ ra bởi những hiểu lầm về ngôn ngữ.

Bởi vậy, nếu bạn là phiên dịch viên, bạn sẽ giúp cho những buổi hội nghị hợp tác thật sự đem lại những hợp tác có ý nghĩa giữa các bên. Bạnchính là cầu nối về ngôn ngữ, ý tưởng, là người giúp dòng chảy thông tin giữa những người tham gia giao tiếp được liền mạch.

3
Bạn sẽ được đến nhiều nơi trên thế giới, được gặp những ngân vật nổi tiếng

Theo chân những hoạt động mang tính quốc tế, người phiên dịch có thể được đến nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ khác nhau. Và biết đâu, bạn sẽ là người tháp tùng nguyên thủ quốc gia trong các chuyến công du nước ngoài, được gặp gỡ những nhân vật cấp cao khác. Cũng có thể một ngày nào đó, bạn sẽ là người phiên dịch, được ngồi sát ngay bên thần tượng mà bạn vẫn ngưỡng mộ suốt thời thơ ấu. Điều đó có thể xảy ra lắm chứ!

4
Cơ hội việc làm lớn

Khi hội nhập đang trở thành xu thế tất yếu của tất cả các nước trên thế giới, thì các công ty, tổ chức, cơ quan trong nước và quốc tế luôn cần đến những phiên dịch viên giỏi.

Cùng với cơ hội việc làm phong phú là mức thu nhập tương đối cao so với mặt bằng chung của cả xã hội hiện nay. Tuy nhiên, đây cũng là nghề nghiệp có tính cạnh tranh và đào thải lớn. Bởi ngày nay, ngoại ngữ đã trở thành một công cụ được rất nhiều bạn trẻ nỗ lực trau dồi trong hành trang lập nghiệp của mình.

5
Bạn có nhiều cơ hội thăng tiến

Một số phiên dịch viên của Bộ Ngoại giao ở các nước đã trở thành vị đại sứ đáng kính. Ở Việt Nam, các Phó Thủ tướng Nguyễn Mạnh Cầm, Vũ Khoan đều từng là phiên dịch viên. Bởi vậy, bắt đầu từ nghề phiên dịch, với cơ hội được đi nhiều nước, tiếp xúc nhiều nền văn hóa khác nhau và luôn được ở bên những vị quan chức cấp cao, bạn sẽ học hỏi được nhiều điều. Để từ đó với hành trang phong phú của nhiều năm kinh nghiệm, rất có thể bạn sẽ trở thành một nhà ngoại giao có tài thuyết khách, một vị chính khách uyên bác và lịch lãm, một nhà quản lý tài năng v.v…

Và bạn cũng hãy biết rằng, trong bất cứ nghề nghiệp nào cũng vậy, cơ hội thăng tiến không đến với tất cả mọi người. Nó chỉ là phần thưởng cho những ai thực sự nỗ lực vươn lên và tìm được phương pháp làm việc hiệu quả, sáng tạo nhất.

6
Tuổi thọ nghề nghiệp cao

Có những nghề nghiệp “tuổi thọ” thường rất ngắn như nghề tiếp viên hàng không, nghề múa v.v… Với nhiều nghề nghiệp khác, bạn thường phải chia tay với nghề khi đến tuổi về hưu. Nhưng bạn sẽ có thể gắn bó rất lâu năm cùng nghề phiên dịch.

Những dịch giả giỏi không bao giờ sợ không có việc làm ngay cả khi đã đến cái tuổi “thất thập cổ lai hi”. Thậm chí, lúc ấy với kinh nghiệm lâu năm và kiến thức uyên bác của mình, họ còn được mọi người kính nể và tin tưởng hơn.

Tất nhiên, với công việc dịch nói, cũng có những giới hạn tuổi tác nhất định. Bởi đến một lúc nào đó, đôi tai bạn không còn tinh tường như trước, phản xạ cũng không nhạy bén nữa và bạn cũng không thể “đi bất cứ nơi đâu” như ngày xưa. Lúc ấy, bạn có thể chuyên vào các công việc như dịch sách báo, tài liệu hay dịch phim v.v… cho các đài truyền hình.

Related posts:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *